Trước đây, thị trường tư vấn di trú hướng nhà đầu tư EB-5 tập trung chứng minh “Nguồn vốn”. Nhưng từ năm 2018 đến nay, “Dòng tiền” là lý do chính khiến hồ sơ xin thẻ xanh Mỹ bị từ chối!
Bài viết này đã được Trung tâm vùng AVSEB-5 thông tin đến nhà đầu tư tiềm năng từ năm 2018, khi xu hướng các hồ sơ đầu tư định cư EB5 bị Bộ di trú (USCIS) yêu cầu giải trình cách chuyển tiền tăng lên. Với chính sách di trú Mỹ ngày càng siết chặt, USCIS càng tăng cường áp lực truy vấn đường chuyển tiền EB5 gay gắt hơn. Đây là câu hỏi mà gần như tất cả đương đơn đang được xét duyệt hồ sơ hiện nay phải trả lời.
Hầu hết các đơn vị tư vấn thị thực EB5 nắm rõ khái niệm chứng minh “Nguồn Vốn” (Source Of Funds - SOF) được quy định trong văn bản luật và các quy định bổ sung. Cụm từ này đã quen thuộc đối với nhà đầu tư Việt Nam khi tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Mỹ. Nhưng khái niệm chứng minh “Dòng Tiền” (Path Of Funds - POF) là điều mà không phải người tư vấn nào về EB5 cũng hiểu rõ. SOF tập trung xác định nguồn gốc hợp pháp vốn đầu tư và POF giải thích đường đi của nguồn vốn từ “túi” nhà đầu tư vào “túi” dự án mà họ chọn. Hiện nay, POF mới chính là vấn đề làm các hồ sơ định cư diện EB5 bị từ chối cấp thẻ xanh I-526.
Tại các quốc gia có chính sách hạn chế chuyển tiền ngoại tệ, các nhà đầu tư đã và đang gặp phải một vấn đề chung “Làm sao chuyển số tiền họ vất vả chứng minh nguồn gốc sạch vào Dự án Mỹ an toàn và hợp pháp?”. Cho đến nay, đây vẫn là câu hỏi mà gần như toàn bộ đơn vị tư vấn môi giới vẫn tránh nhắc đến và qua loa giải thích khi không thể không trả lời khách hàng. Như tại Trung Quốc, để chuyển tiền đầu tư EB5, đương đơn phải tận dụng hạn mức chuyển ngoại tệ của nhiều người khác nhau để giải quyết vấn đề. Hoặc, phương án khác là thuê một bên thứ ba nhận và chuyển tiền sang Mỹ từ một đất nước thứ ba.
Với chính sách di trú Mỹ ngày càng siết chặt, USCIS càng tăng cường áp lực truy vấn đường chuyển tiền EB5 gay gắt hơn.
Từ năm 2017 đến nay, số lượng hồ sơ I-526 từ Việt Nam xin thẻ xanh Mỹ bị Bộ Di trú (USCIS) yêu cầu bổ sung hồ sơ (RFE) tăng lên nhanh chóng. Luật và quy định Chương trình không đề cập cụ thể việc sử dụng đơn vị trung gian chuyển tiền đầu tư EB-5. Do đó, khi USCIS tăng cường phát hành RFE về nội dung này đã khiến nhà đầu tư EB5 không có sự chuẩn bị cho việc giải trình. Rõ ràng rằng, các công ty hoặc cá nhân tư vấn môi giới, hoặc đã không nhận thức hết được rủi ro, hoặc cố tình lờ đi mối nguy có thể xảy ra nếu không thoả mãn được các câu hỏi của USCIS về POF.
Trong hai năm qua, cả AVS và Latourlaw nhận được cùng một thắc mắc từ nhiều khách hàng của công ty tư vấn khác bị RFE hoặc không được cấp thẻ xanh do không chứng minh được mối quan hệ với đơn vị chuyển tiền. Việc sử dụng dịch vụ này đã tồn tại trong nhiều thế kỷ qua bên cạnh hệ thống ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi của USCIS những năm gần đây đã thay đổi và xoáy sâu về vai trò của cá nhân/ tổ chức liên quan quá trình thực hiện một hồ sơ đầu tư EB5. Áp lực giải trình POF hiện nay xuất phát từ mắc xích yếu trong quy trình xử lý hồ sơ ban đầu mà nhà đầu tư đã không được các công ty môi giới tư vấn kỹ. Đây là hậu quả mà LatourLaw đã dự đoán và cảnh báo nhiều năm qua, khi chứng kiến các công ty tư vấn môi giới mọc lên quá nhiều trong khi cá nhân phụ trách tư vấn không đủ kinh nghiệm hay đạt bất kỳ chứng chỉ, bằng hành nghề môi giới (broker/dealer) của Mỹ.
Từ năm 2015, Luật sư Jose Latour đã nhìn thấy những khó khăn trên sẽ diễn ra tại thị trường Việt Nam. Sự thành lập văn phòng Trung tâm vùng AVSEB-5 và LatourLaw tại Việt Nam là quyết định chiến lược để bảo vệ nhà đầu tư EB5. AVS vẫn là Trung tâm vùng tiên phong khoá đường đi POF của nhà đầu tư ngay tại Việt Nam trong hơn năm năm qua. Đến nay, 100% hồ sơ xin thẻ xanh I526 của AVS thành công trong giải trình về đường chuyển vốn đầu tư đến Mỹ. Trong 10 năm có mặt tại Việt Nam, AVS và LatourLaw vẫn luôn tuân thủ cam kết đồng hành xuyên suốt, cung cấp thông tin minh bạch, tập trung chất lượng hồ sơ, bảo vệ lợi ích tối đa cho nhà đầu tư.
Trong Q2/2020, AVSEB-5 – Lake Point nhận thêm 6 chấp thuận I-526 mới và 6 trường hợp hoàn vốn thành công.