Kinh tế phát triển mạnh là một trong những lý do khiến Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Hàng ngàn người đến Mỹ để tận hưởng điều này, nhưng nguyên nhân nào khiến kinh tế quốc gia này vững mạnh đến thế?
Mặc dù xu hướng kinh tế của toàn cầu đang có nhiều biến động cùng với những khó khăn bất cập của thị trường trong nước thì nền kinh tế nước Mỹ vẫn vững vàng dẫn đầu và có những tác động đáng kể lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Để có được tầm ảnh hưởng lớn đến thế, điều gì đã góp phần tạo nên một nền kinh tế lớn mạnh đến thế?
Thị trường tự do
Người Mỹ luôn đề cao tinh thần tự do, thậm chí đến thị trường kinh tế của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tinh thần này. Cụ thể, công dân Mỹ tự do trong việc quyết định sản xuất cũng như định giá sản phẩm thông qua những hoạt động mua bán. Hầu như toàn bộ ngành hàng đều đi theo xu hướng này, giá cả được đề ra tương đương với chất lượng sản phẩm, tạo ra tiền đề trở thành giá thị trường và giá này còn phụ thuộc vào nhu cầu cung – cầu trên thị trường mua bán.
Cách thức này giúp người bán lẫn người mua đều toàn quyền và chủ động trong quá trình mua bán của mình. Đây là xu hướng khuyến khích được tính cá nhân, hoàn toàn đề cao tính tự chủ của nhân dân chứ không vì lợi ích chính phủ hay lợi ích riêng của bất kì nhà cầm quyền nào. Vì môi trường kinh doanh tự do này, Mỹ cũng thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và trở thành điểm đến hàng đầu của người di cư.
Nền kinh tế dịch vụ
Đặc trưng của kinh tế Mỹ là tự lực, đất nước này tự sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước là chính. Đây là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất trong ngành công nghiệp có giá trị cao như sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, hóa chất hay viễn thông.
Kinh tế phát triển bởi sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập khẩu giảm đáng kể bởi sau đại dịch, người dân ưu tiên hơn trong những hoạt động du lịch và dịch vụ như nhà hàng, khách sạn. Song theo đó, những dịch vụ khác cũng đồng thời tăng trưởng như bán lẻ, chăm sóc y tế hay các nhu cầu giải trí.
Tuy nhiên, các loại ngành đóng góp nhiều nhất cho GDP nước Mỹ là bảo hiểm, tài chính, dịch vụ cho thuê hay bất động sản. Về xuất khẩu, Mỹ cung cấp ra thế giới những loại hàng hóa như dầu mỏ, dầu thô, ô tô..v..v...
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các công ty nhỏ và vừa tại Mỹ có khả năng thích ứng và linh hoạt cao với tùy điều kiện kinh tế khác nhau và dễ dàng thay đổi cung sản xuất sao cho phù hợp với xu hướng thị trường. Điều này khiến các công ty nói riêng và cả nền kinh tế nói chung trở nên đa dạng hơn rất nhiều, từ đó đóng góp không ít trong công cuộc tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhỏ - đóng góp lớn
Cụ thể, có đến 97,5% các doanh nghiệp quy mô nhỏ trên tổng số 26 triệu doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Cac công ty này tuy quy mô chưa lớn nhưng đóng góp đến phân nửa số GDP cả nước và tạo ra hầu hết việc làm tại Mỹ, lên đến 80% cơ hội việc làm.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng
Chính phủ phối hợp rất tốt với luật pháp và tôn trọng tính cá nhân, chính những yếu tố này kết hợp nhuần nhuyễn và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nền tảng ban hành pháp luật tốt là một điểm sáng giúp các doanh nghiệp vận hành và phát triển vừa tự do vừa theo một khuôn khổ nhất định. Tự do không đồng nghĩa với việc buông lơi luật pháp.
Kinh tế mang tính cá nhân nhưng chính phủ Mỹ có vai trò vô cùng quan trọng
Về cơ bản, các hoạt động sản xuất vẫn dựa trên tính cá nhân doanh nghiệp nhiều hơn là thuộc sở hữu chính phủ.
Kinh tế vĩ mô
Một trong những chính sách tiền tệ thuộc chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ là Cục dự trữ liên bang và ngân hàng độc lập sẽ quản lý một lượng tiền cũng như sử dụng tín dụng. Mặc khác, Tổng thống Mỹ và Quốc hội đóng vai trò quản lý ngân sách chi tiêu và thuế. Nhiệm vụ chung chính là duy trì mức thuế ổn định trong khả năng và duy trì giá ổn định.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội, nhà đầu tư ngoại quốc nắm 10% tổng tài sản nước Mỹ, trong đó bao gồm trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu chính phủ, ngoài ra còn đầu tư trực tiếp vào bất động sản hay những công ty sản xuất.
So với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì thậm chí số vốn từ nhà đầu tư nước ngoài rót vào Mỹ còn nhiều hơn, hơn nữa, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác trên thế giới bởi hệ thống tài chính của nước này phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là việc phụ thuộc nhiều vào đầu tư dầu mỏ cũng như số đầu tư khổng lồ này.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những lý do trên, Mỹ còn những yếu tố khác quyết định sự vượt bậc trong việc phát triển kinh tế, có thể kể đến như:
- Những trường Đại học hàng đầu
- Những thương hiệu lớn
- Công nghệ phát triển
- Lượng dầu mỏ khổng lồ
Một nền kinh tế vững mạnh như vậy là cơ sở vững chắc để các nhà đầu tư yên tâm mở rộng kinh doanh tại xứ cờ hoa, đồng thời tạo nền móng cho con em được phát triển tự do và sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu. LatourLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường EB-5 cùng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, tận tâm, tự hào là trung tâm vùng duy nhất có văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn trực tiếp về đầu tư định cư theo diện visa EB-5, hứa hẹn sẽ đồng hành cùng các hộ gia đình để chuẩn bị cho một cuộc sống toàn diện ở cường quốc hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn thị trường EB-5 trở nên nhiễu loạn bởi nhiều thông tin gây hiểu lầm và sai luật EB-5 nghiêm trọng, LatourLaw đảm bảo tính minh bạch và là cầu nối đáng tin cậy mang lại cơ hội định cư cho các nhà đầu tư EB-5.
Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB5 và dự án EB5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.
LatourLaw P.A. – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2023.