Trang chủ VÌ SAO BẠN BỊ TỪ CHỐI VISA DU LỊCH MỸ?

VÌ SAO BẠN BỊ TỪ CHỐI VISA DU LỊCH MỸ?

MONICA N. PHẠM -   

Khi một cá nhân bị từ chối đơn xin thị thực du lịch Mỹ, thì cơ sở từ chối là một dẫn chiếu rất cũ và khó hiểu của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Hoa Kỳ được gọi là "Mục 214 (b)".

Năm 1952, "Đạo luật nhập cư McCarran-Walters" được ban hành dưới thời Tổng Thống Harry Truman. Mục 214 (b) của Đạo luật này trở thành một trong số ít quy định trong luật pháp Hoa Kỳ giả định là người được xét "CÓ TỘI (/LỖI)" thay vì giả định ban đầu là VÔ TỘI. Nội dung chính như sau:

I.N.A. 214 (b) [8 USC 1184 (b)]:

"... người nước ngoài ... sẽ bị coi là có ý định định cư cho đến khi anh ta thiết lập sự hài lòng cho nhân viên lãnh sự tại thời điểm xin thị thực, và nhân viên hải quan tại thời điểm nhập cảnh, rằng anh ta đủ điều kiện hưởng tình trạng không định cư .... "

 Nội dung pháp lý gốc mô tả dài hơn và bao gồm nội dung miễn trừ cho diện thị thực không định cư H-1B và L-1A, nhưng đoạn trích trên cho bạn biết những gì bạn cần biết: Khi một người bước đến cửa sổ phỏng vấn tại một Lãnh sự quán Mỹ để xin thị thực du lịch, công tác, du học hoặc hầu hết các thị thực không định cư khác (ngoại trừ H-1B và L-1A), viên chức lãnh sự được yêu cầu thực hiện đánh giá theo Mục 214 (b) là:

  • Bạn đang nói dối ý định nhập cảnh vào Mỹ chỉ là tạm thời.
  • Bất kỳ lý do nào nêu ra cho chuyến đi du lịch ở Mỹ là bạn đang muốn che giấu ý định nhập cư, và
  • Chỉ cho phép bạn thuyết phục thay đổi giả định đó thông qua đánh giá và kết luận chủ quan của viên chức lãnh sự rằng thực tế bạn không có ý định lưu trú quá hạn ở Mỹ. 

 Theo chia sẻ của Luật sư José E. Latour – Trưởng văn phòng LatourLaw P.A., trong những năm làm công tác xét duyệt thị thực ở Mexico, ông đã từ chối hàng ngàn đơn xin thị thực Mỹ dựa theo Mục 214 (b). Thời gian luật sư Latour công tác đúng vào thời điểm khối lượng xử lý thị thực tại Lãnh sự quán Mỹ ở nước này cao nhất trên thế giới. Những người nộp đơn đến từ khắp nơi, không chỉ từ Mexico. Thông thường, tỷ lệ từ chối thị thực theo Mục 214 (b) thường xảy ra nhiều đối với các nước nghèo; Dựa trên lập luận là mọi người tìm kiếm cơ hội nhập cư. Ví dụ như ở Cameroon ít có cơ hội phát triển tương lai và sự nghiệp thì những người trẻ, người độc thân có thể sẽ có động cơ muốn cư trú quá hạn tại Mỹ hơn là những người cùng độ tuổi và hoàn cảnh nhưng đến từ các quốc gia phát triển. Từ góc độ này, quan điểm đặt ra là hợp lý.

 Theo góc độ trên "giả định có tội" là hợp lý đối với những người tin vào luật pháp Mỹ. Vấn đề ở đây là Mục 214 (b) đã không tạo được các tiêu chuẩn khách quan trong quá trình đánh giá của viên chức lãnh sự. Khi phỏng vấn người xin thị thực bằng tiếng Tây Ban Nha, Luật sư Latour có thể nhận ra người đang che giấu "ý định nhập cư" với người chỉ đơn giản là " chưa chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn ". Căn cứ Mục 214 (b), ông cân nhắc việc áp dụng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc xét cấp thị thực trong tương lai cho người đang tham gia phỏng vấn (vì các viên chức thị thực Mỹ thường tin tưởng hoàn toàn vào quyết định cấp hoặc không cấp thị thực của người tiền nhiệm). Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối cấp thị thực do người nộp đơn không chuẩn bị chu đáo, ông Latour sẽ chú thích từ chối là "221 (g)", tức từ chối hồ sơ do tài liệu không đầy đủ. Như vậy, người bị từ chối sẽ còn cơ hội đảo ngược kết quả xin thị thực trong tương lai nếu họ trình bày hồ sơ tốt hơn.

VÌ SAO BẠN BỊ TỪ CHỐI VISA DU LỊCH MỸ?

 Với nguồn gốc là người Cuba và thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Luật sư Latour dễ dàng đánh giá mục đích nhập cư Mỹ của người tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, rất nhiều viên chức lãnh sự Mỹ đang công tác tại bất kỳ đâu trên thế giới, việc phỏng vấn bằng tiếng bản địa sẽ là thiệt thòi cho người xin thị thực. Thiếu khả năng diễn dịch ngôn ngữ địa phương và sắc thái văn hóa có thể dẫn đến kết quả viên chức lãnh sự từ chối cấp thị thực theo Mục 214 (b). Lý do đơn giản vì họ hiểu lầm câu trả lời của người được phỏng vấn. Ngay cả những cá nhân lãnh sự cố gắng làm tốt vai trò của mình, thì khi người nộp đơn xin thị thực xuất hiện ở cửa sổ phỏng vấn, tình huống chủ quan đặt ra luôn là “CHỨNG MINH cho tôi rằng bạn không nói dối!”. Và thực tế diễn ra thường không như kịch bản mà các bạn kỳ vọng.

 Sự hiểu biết ngọn nguồn về Mục 214 (b) là rất quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư Việt Nam nào cân nhắc kế hoạch di dân Mỹ. Một khi bạn thể hiện "ý định nhập cư", bạn sẽ không thể thuyết phục Lãnh sự điều ngược lại. Đây là một ví dụ phổ biến trong thực tế:

  1. Anh M. là doanh nhân thành đạt sống ở TP.HCM và muốn đưa gia đình du lịch Mỹ lần đầu tiên kết hợp thăm chị gái đã có quốc tịch Mỹ.
  2. Khi chị gái anh M. nhập tịch Mỹ, chị đã nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em (F4) cho anh M. Và diện F4 sẽ chờ hơn 13 năm.
  1. Việc chờ đợi kết quả bảo lãnh F4 quá lâu khiến anh M. bị đánh giá là người có “ý định nhập cư” tại buổi phỏng vấn theo Mục 214 (b), vì anh ta đang chờ duyệt tình trạng cư trú vĩnh viễn.

 Thật đáng buồn là tình huống này thường xuyên xảy ra. Khái niệm được gọi là "ý định kép – dual intent" đã từng được đưa vào quy định xét hồ sơ nhưng sau đó bị huỷ bỏ. Dù không còn thể hiện trong văn bản luật, sự cân nhắc về “ý định kép” từ lâu đã giúp viên chức cấp thị thực Mỹ ra quyết định hợp lý và thận trọng đối với những người xin thị thực du lịch khi đang chờ kết quả thẻ xanh. Với anh M., viên chức lãnh sự có thể nhìn vào hoàn cảnh kinh tế của anh, lịch sử du lịch/công tác nước ngoài, các con đang còn đi học,v.v…, và kết luận “ý định kép” là phù hợp trong trường hợp này:

  1. Anh M. có hồ sơ bảo lãnh F4 với thời gian chờ 13 năm.
  2. Căn cứ hoàn cảnh gia đình và kinh tế tại Việt Nam, có thể đánh giá rằng anh M. và gia đình sẽ không đánh đổi cuộc sống và kinh tế ổn định tại VN để trở thành người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ. Thay vào đó, anh sẽ kiên nhẫn chờ đến thời hạn quy định để được cấp thẻ xanh hợp pháp.

 Sự hiểu biết và ứng dụng khái niệm “ý định kép” trong thực tiễn là lý do các du học sinh Mỹ (visa F-1) có thể du lịch trong và ngoài nước, trong khi bản thân hoặc cha mẹ ruột đã nộp hồ sơ đầu tư định cư EB-5. Giả thiết một bạn trẻ hoặc một gia đình huỷ hoại cơ hội định cư Mỹ hợp pháp trong tương lai bằng việc lợi dụng visa F-1, hoặc bất chấp việc đầu tư $500K, để cư trú bất hợp pháp là không hợp lý.

 Điều cuối cùng Luật sư Latour muốn nhắc đến: Nếu một nhà đầu tư Việt Nam đã nộp đơn thị thực EB-5 trong bối cảnh thời gian xét duyệt thẻ xanh đang kéo dài, thì đầu tư nhập tịch Grenada và thị thực E2 là kế hoạch hay để giúp họ vào Mỹ sinh sống nhanh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tham vấn ý kiến pháp lý từ luật sư chuyên môn văn phòng LatourLaw ,P.A. trước khi thực hiện, vì Mục 214(b) có thể làm hỏng kế hoạch đầu tư nếu không được tư vấn phù hợp.

 

José E. Latour

Luật sư/ Cựu lãnh sự Mỹ

LatouLaw P.A. - Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất 2020

Kết nối với chúng tôi:

Vì sao nên chọn LatourLaw P.A.?

Văn phòng luật LatourLaw có trụ sở tại Miami, Florida và hiện đã có văn phòng di trú tại Việt Nam nhằm hoàn thành sứ mệnh hiện thực hóa giấc mơ công dân toàn cầu cho các gia đình Việt Nam. Đến với LatourLaw, anh/chị sẽ được trực tiếp làm việc cùng đội ngũ luật sư, chuyên gia di trú nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, thành công đưa vô số gia đình Việt nhập cư thành công Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ.... với tỉ lệ chấp thuận hồ sơ tuyệt đối và phong thái làm việc tận tụy, chuyên nghiệp.

  • Luật sư trưởng José E. Latour là Cựu Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ do đích thân Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm
  • Đội ngũ luật sư và chuyên gia di trú hơn 33 năm kinh nghiệm trong ngành
  • Nhận danh hiệu “Best Law Firms” của U.S News & World Report trong nhiều năm liên tiếp
  • Tỉ lệ chấp thuận hồ sơ 100%

DỰ ÁN EB5 RIVER OAK - DỰ ÁN ĐẦU TƯ EB5 CHUẨN TEA

LatourLaw TIN MỚI

LIÊN HỆ

person
send
stay_current_portrait
help_outline

Văn Phòng Mỹ:

4500 Biscayne Boulevard, Suite 206,
Miami, Florida 33137

Hotline: (786) 866-9775
Fax: (305) 675-6195

Email: jlatour@latourlaw.com

Văn Phòng Việt Nam:

Friendship Tower, 31 Lê Duẩn,
P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Chi nhánh:

Tầng 28, Park 7, Vinhomes Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Kết nối với chúng tôi:


© 2024 LatourLaw. Tất Cả Các Quyền Được Bảo Hộ.

Các nguồn kênh tin được cung cấp miễn phí cho các cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi yêu cầu bạn cung cấp rõ các thông tin khi bạn sử dụng các nguồn kênh tin này từ LatourLaw.

LatourLaw có quyền yêu cầu bạn ngừng cung cấp và phân tán thông tin dưới dạng này ở bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ lý do nào.

DMCA.com Protection Status
keyboard_arrow_up
Định cư Canada diện Thị thực Khởi nghiệp Start-up Visa (SUV)Định cư Canada diện Thị thực Khởi nghiệp Start-up Visa (SUV)