Chương trình đầu tư quốc tịch CBI đang đối mặt với những rủi ro pháp lý từ các diễn biến chính trị thế giới. Vì vậy, Mỹ cùng năm nước Caribe đã thoả thuận 6 nguyên tắc nhằm duy trì tính ổn định chương trình.
Vào ngày 25/02/2023, hội nghị về Quyền công dân theo diện đầu tư CBI giữa Mỹ và nước vùng Caribê đã được tổ thức tại St Kitts & Nevis. Các thủ tướng từ năm nước có Chương trình đầu tư quốc tịch (CBI), gồm Antigua and Barbuda, Commonwealth of Dominica, Grenada, St Kitts and Nevis và Saint Lucia, cùng với Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ và Tổ chức Đông Caribe Kỳ (OECS) đã cùng tham gia để đưa đến các thỏa thuận chung.
Cả hai bên Caribê và Mỹ đều đồng tình về những mối đe dọa đối với chương trình CBI hiện nay. Tuy nhiên, các bên đồng thuận rằng sự phát triển của các đất nước này đều có sự đóng góp từ chương trình CBI. Phía Mỹ cũng công nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc đảo thông qua Chương trình CBI đã hỗ trợ nền kinh tế quốc gia trên nhiều khía cạnh. Các nguồn doanh thu này được xem là vô giá nhằm tài trợ phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Vì vậy, việc bãi bỏ Chương trình CBI sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thịnh vượng của quốc gia và những hậu quả kinh tế khác. Hai bên đều khẳng định và cam kết sẽ đấu tranh bảo vệ hệ thống tài chính trước những mối đe doạ như hiện nay.
Chính phủ từ năm nước đã cam kết thực hiện sáu nguyên tắc dành cho Chương trình CBI do Mỹ đề xuất. Những nguyên tắc này sẽ giúp quản lý những rủi ro và bảo vệ tính toàn vẹn của Chương trình. Sáu nguyên tắc đã được thống nhất như sau:
- Thỏa thuận chung về xử lý các đơn bị từ chối: Không chấp nhận các đơn đã từng bị từ chối bởi một chương trình CBI nước khác, chủ động chia sẻ thông tin về lý do từ chối.
- Quy trình phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp các đương đơn CBI.
- Bổ sung quy trình kiểm tra: Từng nước sẽ tiến hành kiểm tra từng đơn CBI với Cơ quan Tình báo Tài chính của từng quốc gia.
- Quy trình kiểm toán: Kiểm toán các chương trình thường niên hoặc mỗi hai năm một lần theo các tiêu chuẩn được quốc tế chấp thuận.
- Thu hồi hộ chiếu: Yêu cầu cho phép các cơ quan thị thực hợp pháp hỗ trợ thu hồi hộ chiếu của đương đơn khi cần thiết.
- Chính sách với đương đơn từ Nga và Belarus: Tạm dừng xử lý đơn của đương đơn từ Nga và Belarus. Bốn nước đã thông báo không chấp nhận các đơn quốc tịch Nga và Belarus. Riêng đối với Grenada, quốc gia này sẽ tạm dừng xét đơn của người Nga và Belarus bắt đầu tư 31/03/2023.
Các chính phủ tin rằng, những nguyên tắc trên sẽ tác động tích cực đến Chương trình CBI trong thời gian tới. Các nước Caribe và Mỹ đồng ý tổ chức một hội nghị khác trong bốn đến sáu tháng tới để cùng đánh giá về tình hình thực hiện sáu nguyên tắc trên. Ngoài ra, nhóm OECS đã yêu cầu chính phủ Mỹ chia sẻ các cách quản lý rủi ro mà Mỹ đã áp dụng đối với chương trình đầu tư định cư EB5 trong hội nghị lần tới. Những chia sẻ này sẽ giúp ích cho việc củng cố lại quy trình xử lý các đơn đầu tư nhập tịch từ Nga. Cuối cùng, năm quốc gia hiệp ước đã đề nghị chính phủ Mỹ cũng kêu gọi lập nguyên tắc thoả thuận tương tự với Anh và các nước Khối liên minh Châu Âu EU.
Hiện nay, trong các nước hiệp ước, chương trình đầu tư lấy quốc tịch St Kitts và Nevis là một trong số chương trình CBI có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Hộ chiếu Sant Kitts và Nevis cũng được xem là hộ chiếu vàng, và là một trong hai hộ chiếu quyền lực nhất khu vực Caribe với quyền tự do đi lại ở 156 quốc gia không cần thị thực.
Xem chi tiết quyền lợi hộ chiếu St. Kitts & Nevis và mức đầu tư ưu đãi ngắn hạn đến 30/06/2023.
Với những rủi ro kết thúc Chương trình đầu tư quốc tịch CBI ở một vài nước, quý nhà đầu tư hãy xem xét đưa ra quyết định đầu tư trong thời gian sớm nhất.
Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB5 và Chương trình đầu tư nhập tịch Saint Kitts & Nevis, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.
Latourlaw P.A – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất 2023.