Theo báo cáo thống kê, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận sự gia tăng đáng kể trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào năm 2021. Dòng vốn đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ đạt đến mức hấp dẫn 14,2 tỷ USD trong năm qua, đánh dấu sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch năm 2020.
Người đứng đầu Văn phòng Đầu tư Tổng thống - Burak Daglioglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nam châm đầu tư lớn của thế giới với mức tăng vốn FDI hàng năm đạt 81%, vượt qua mức tăng trung bình toàn cầu là 77%, dựa trên báo cáo từ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Đây cũng là Quốc gia xuyên lục địa đăng ký con số FDI cao nhất trong 5 năm. Theo ông Daglioglu: “Con số này cao hơn cả dòng vốn FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một trong mười quốc gia châu Âu đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực địa chính”.
Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế của đại dịch, Thổ Nhĩ Kỳ đã có hướng đi riêng cho quốc gia mình bằng cách chỉ hạn chế mức giảm FDI xuống 18% so với FDI toàn cầu giảm 35%. .
Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối của một thế giới đang biến động
Thổ Nhĩ Kỳ đặt tầm nhìn xa trước đại dịch thông qua việc đăng ký giá trị FDI cao hơn so với những năm trước đó, nhằm làm nổi bật chiến lược mạnh mẽ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty toàn cầu đến với bờ biển của mình. Đây cũng là mục tiêu được củng cố bởi vị trí chiến lược của quốc gia.
Với tư cách là cầu nối giữa các lục địa Châu Á và Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng toàn cầu và đang nỗ lực để nâng cao vai trò này, như Daglioglu đã tuyên bố: "Đất nước chúng tôi đang củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các nhà đầu tư quốc tế đang tìm cách gia tăng tài sản của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ".
Đại dịch đã làm trật bánh các tuyến vận chuyển toàn cầu, vì vậy nhiều công ty đã và đang trở nên chủ động hơn về việc tự đặt cơ sở sản xuất về lắp ráp và phân phối. Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng lợi thế của quốc gia về vị trí cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh đa dạng để thu hút sự chú ý mạnh mẽ với các tổ chức lớn trên toàn cầu như: IKEA của Thụy Điển, LLP của Ba Lan và Boehringer Ingelheim của Đức, cùng nhiều công ty khác.
Daglioglu cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ đang thu hút đầu tư đáng kể từ các công ty toàn cầu nhờ vào tinh thần văn hóa kinh doanh, dân số trẻ và hiểu biết về công nghệ, đội ngũ kỹ sư tài năng, cùng các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh”. Ông ghi nhận dòng đầu tư khổng lồ này và việc chuyển công ty sang môi trường kinh doanh màu mỡ cùng với nhiều nguồn lực mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho các tập đoàn thiết lập cửa hàng trên đất của mình.
Ông chủ động chia nhỏ các khoản đầu tư và nói rằng: "Hệ sinh thái của chúng tôi nhận được khoảng 1,6 tỷ đô la trong 294 vòng ở giai đoạn đầu và được chia vào các khoản đầu tư. Các nhà đầu tư quốc tế đã tham gia 44 trong số 294 vòng đầu tư, trong khi họ chiếm 89% tổng số lượng vốn đầu tư”.
Với mục tiêu hiện tại là tăng 1,5% trong giai đoạn 2021-2023, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa dừng lại cho mục tiêu tăng đột biến FDI trong những năm sắp tới. Theo Daglioglu giải thích: “Kế hoạch này cũng nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực quan trọng. Hầu hết các công ty khởi nghiệp đang tăng nhanh quy mô trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, trò chơi, công nghệ thông tin, khoa học đời sống và công nghệ chuyên sâu, tất cả sẽ hoàn thành khoản đầu tư đáng kể trong những năm tới".
Vào năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tăng tỷ trọng FDI thêm 1% trên tổng số thế giới, so với năm 2019 chỉ với 40%. Với mục đích giữ vững danh hiệu toàn cầu của mình và lập kế hoạch chặt chẽ nhằm đánh dấu sự khởi đầu thành công.
Sự gia tăng FDI đến từ phương Tây
Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp tạo sự thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng các nước láng giềng, điều này thể hiện rõ qua bảng thống kê về nguồn vốn FDI.
Phần lớn vốn FDI đến từ Châu Âu chiếm 60%, trong đó 24% đến từ Châu Á và Châu Mỹ chiếm 16%. Vốn FDI đầu tư tập trung vào các mảng như: Thương mại bán lẻ và bán buôn; Sản xuất; Công nghệ thông tin; Dịch vụ tài chính và một số ngành nhỏ lẻ khác. Sau đây là top 10 Quốc gia có vốn đầu tư nổi bật vào Thổ Nhĩ Kỳ: Vương quốc Anh dẫn đầu với nguồn đầu tư FDI lớn nhất, tiếp theo là Mỹ, Hà Lan, Thụy Sĩ, UAE, Đức, Luxembourg, Hàn Quốc, Nhật Bản và cuối cùng là Ireland.
Daglioglu cho biết: "Lĩnh vực sản xuất là một trong những nhóm ngành công nghiệp nổi bật nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tại thời điểm này, nhìn vào các phân ngành, chúng tôi đánh giá sự nổi bật về sản xuất phương tiện vận tải, hóa chất, máy tính, thiết bị điện tử và quang học, thực phẩm và đồ uống”. Ông cũng nhấn mạnh rằng đã có 309 vụ mua bán và sáp nhập tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2021 với tổng trị giá 3,07 tỷ USD, một nửa trong số đó được đầu tư theo hình thức cổ phiếu từ tổ chức nước ngoài, và đã có 07 giao dịch tư nhân hóa với tổng trị giá 6,84 tỷ USD trong cùng năm.
Số liệu thống kê Chương trình đầu tư nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ (CIP)
Mặc dù Chương trình đầu tư nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ (CIP) không phải mục tiêu hàng đầu dành cho các tập đoàn lớn hoặc các nhà đầu tư, nhưng vẫn tạo ra sự quan tâm lớn kể từ khi ra mắt, tính đến nay đã có hơn 10.000 đơn đăng ký. Ngoài ra, CIP là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng dòng vốn FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù tính về mặt giá trị tiền tệ không quá đáng kể.
Số liệu thống kê CIP đã tạo nên một câu chuyện thú vị, trái ngược với phần lớn vốn FDI dẫn đầu là Châu Âu, các ứng viên châu Á lại chiếm đa số về quyền công dân trong các đơn đăng ký đầu tư CIP. Trong số 18 nhóm quốc tịch hàng đầu nộp đơn xin CIP Thổ Nhĩ Kỳ, 89% đến từ các nước Châu Á, trong khi chỉ 1,6% đến từ Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra một triển vọng hấp dẫn cho những nhà đầu tư, hiếm khi các chương trình di cư có thể đáp ứng trọn vẹn gói dịch vụ bao gồm cả hai mảng đầu tư và nhập cư một cách nhiệt tình như vậy. Tạo cơ hội cao cho người nộp đơn vừa nhận được tấm hộ chiếu thứ hai và có thêm lợi nhuận từ nguồn đầu tư đó.
Mặc dù CIP Thổ Nhĩ Kỳ có thể không trực tiếp nâng tầm quy mô về giá trị FDI, nhưng nó có thể bù đắp gián tiếp cho nguồn vốn FDI. Từ đó, thương hiệu Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia châu Á và châu Phi với các tập đoàn lớn, nhằm khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là Quốc gia nắm giữ giá trị trụ cột kinh tế của toàn cầu.
Quý nhà đầu tư quan tâm đến Thị thực đầu tư định cư Mỹ và Chương trình thường trú - Quốc tịch thứ hai, vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia và luật sư di trú hàng đầu với hơn 30 năm kinh nghiệm.
LatourLaw P.A. - Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2022.