Trang chủ CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

T.QUỲNH -   

Hai quốc gia Canada và Mỹ có nền y tế tương tự nhưng vẫn còn tồn tại điểm khác biệt trong chương trình bảo hiểm Medicare. Cùng khám phá chi tiết hơn về chương trình Medicare của hai cường quốc này nhé!

Chương trình Medicare hay gọi đầy đủ hơn là chương trình bảo hiểm Medicare, là một dạng bảo hiểm thuộc chính phủ cho phép công dân đủ điều kiện được thụ hưởng thông qua các điều khoản khác nhau. Medicare được vận hành thông qua thuế với nhiều chính sách tích cực hỗ trợ cho quá trình thăm khám và chăm sóc sức khỏe y tế của bạn.

 CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Chương trình bảo hiểm Medicare tại Canada

 CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

 

Chương trình Medicare tại Canada triển khai chỉ sau Mỹ vài năm vào ngày 01/07/1968 nhưng có nhiều điểm khác biệt. Medicare tại Canada áp dụng cho mọi lứa tuổi và phí bảo hiểm này được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ, được chi trả từ thuế của công dân. 

Các dịch vụ khám đa khoa hay bệnh viện đều có thể chi trả bằng bảo hiểm. Mỗi tỉnh bang sẽ có những điều khoản khác nhau khi bạn sử dụng bảo hiểm, nhưng nhìn chung, bảo hiểm sẽ chi trả cho những dịch vụ y tế sau đây:

  • Nằm viện
  • Thuốc khi còn nằm viện
  • Phẫu thuật và thai sản (sinh con, chăm sóc tiền sinh sản..)

Những dịch vụ không nằm trong chương trình Medicare bao gồm nha khoa, khám thị lực hay thuốc được kê toa. Đối với những loại dịch vụ này, bạn chỉ có thể sử dụng bảo hiểm tư nhân hoặc bảo hiểm dành cho người lao động. Lưu ý, nếu một bảo hiểm tư nhân chi trả những dịch vụ tương đương với bảo hiểm Medicare thì bảo hiểm tư nhân đó hoàn toàn bất hợp pháp.

Trên thế giới, Canada là quốc gia duy nhất mà bảo hiểm không chi trả cho thuốc kê đơn vì đất nước này có một chương trình khác gọi là Pharmacare. Pharmacare chi trả cho một số loại thuốc nhất định và những loại thuốc này phải đạt yêu cầu về hiệu quả, giá thành hay cách sử dụng, đồng thời chương trình này còn giúp người dân dễ dàng tiếp cận nhiều loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh hơn bất chấp khả năng chi trả của người bệnh.

Chi phí y tế ở Canada thấp hơn nhiều so với Mỹ nhưng đổi lại, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để chờ đến lượt thăm khám của mình. Hầu hết các bác sĩ ở Canada là bác sĩ đa khoa, nhưng số lượng bác sĩ còn khá ít so với lượng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân quốc gia này. Một lưu ý khác là ở Canada, bệnh nhân cần phải có giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa nếu muốn đến khám ở bác sĩ chuyên khoa (trong trường hợp không khẩn cấp), đã xảy ra một vài tình huống bác sĩ chuyên khoa bị phạt vì khám bệnh khi không có giấy giới thiệu.

Các bệnh viện tại Canada thường ưu tiên những trường hợp cấp thiết nguy hiểm đến tính mạng, điều này khiến cho những bệnh nhân khác sẽ mất thời gian chờ từ hàng tuần hay lên đến hàng tháng mới có thể gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa.

Chương trình Medicare tại Canada có miễn phí hay không?

Như đã nêu ở trên, chương trình Medicare này không hoàn toàn miễn phí mà được chi trả từ chính thuế của công dân. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn có thu nhập càng cao, bạn đóng thuế càng nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn vào chương trình, hỗ trợ những người có thu nhập ít hơn. Medicare không có khoản khấu trừ hay đồng thanh toán, vì vậy khi sử dụng dịch vụ, bạn sẽ chi trả rất ít hoặc không phải chi trả bất kì chi phí nào. Tuy nhiên, đối với những dịch vụ không thuộc Medicare, trừ khi bạn có bảo hiểm tư nhân hoặc bảo hiểm cho người lao động, còn lại bạn phải tự chi trả toàn bộ.

 CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Chương trình bảo hiểm Medicare tại Mỹ

 

 CHƯƠNG TRÌNH MEDICARE CỦA MỸ VÀ CANADA CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Chương trình này được chính phủ Mỹ triển khai vào ngày 30/07/1965. Không giống như Canada, chương trình Medicare của Mỹ chỉ dành cho người cao tuổi. Medicare ở các tiểu bang được chia thành nhiều phần khác nhau: Phần A và phần B là chương trình Medicare cơ bản; phần C là chương trình Medicare Advantage và phần D là chương trình thuốc theo toa.

Thẻ ID Medicare tại Mỹ

 

  1. Phần A

Phần A của Medicare còn thường được gọi là bảo hiểm bệnh viện, bao gồm những dịch vụ như chi trả chi phí lưu trú tại bệnh viện, chăm sóc sức khỏe tại nhà hay dịch vụ chăm sóc cuối đời. Chương trình này không bao gồm những dịch vụ như trông nom, chăm sóc dài hạn hay phòng bệnh đơn.

Nếu bạn hoặc vợ/chồng của mình làm việc và đóng thuế Medicare trong vòng 40 quý (tương đương với 10 năm) thì bạn đủ điều kiện để nhận gói Medicare phần A miễn phí.

  1. Phần B

Medicare phần B hỗ trợ chi phí về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú, bao gồm thăm khám bác sĩ định kì, xét nghiệm, sàng lọc hay một số loại tiêm chủng. Các dịch vụ như nha khoa, khám mắt hay thính giác đều không nằm trong chương trình Medicare cơ bản trừ khi có liên quan đến quá trình khám chữa bệnh khác.

Tương tự như ở Canada, Medicare ở Mỹ không bao gồm thuốc kê toa. Để sử dụng dịch vụ liên quan đến thuốc, bạn cần đăng ký phần D của chương trình Medicare. Phần D này được bán bởi những công ty bảo hiểm nên có nhiều điều khoản sử dụng khác nhau tùy vào giá cả.

Phần C của chương trình Medicare – Medicare Advantage mở rộng cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác so với Medicare cơ bản. Bạn có thể nhận được thuốc kê toa thông qua phần C này cùng những dịch vụ khác như nha khoa hay khám mắt. Bảo hiểm Medicare Advantage cũng được bán bởi những công ty bảo hiểm tư nhân.

Giá cả cho bảo hiểm Medicare tại Mỹ

Dù Medicare ở Mỹ cũng được đóng thông qua thuế nhưng lại không giống như ở Canada. Ở Mỹ, công dân sẽ đóng trực tiếp vào quỹ Medicare thông qua thuế thu nhập (chia thành 40 quý như đã nhắc ở trên). Đồng thời, những người thụ hưởng cũng có những khoản khấu trừ hay đồng thanh toán phải chi trả khi đến thăm khám.

Chi phí thăm khám ở Mỹ cũng đắt đỏ hơn so với Canada, nhưng đổi lại thời gian chờ đợi dường như ít hơn nhiều. Người bệnh có thể đến bác sĩ chuyên khoa kịp thời chứ không phải mất nhiều tuần liền chờ đến lượt.

Tóm lại, chương trình Medicare của Mỹ và Canada có nhiều nét tương động với nhiều dịch vụ bao gồm (hoặc không bao gồm) tương tự nhau. Điểm khác biệt giữa Medicare của hai quốc gia chính là giới hạn độ tuổi và những khoản chi phí khác nhau dành cho người thụ hưởng.

Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình Thị thực Khởi nghiệp (SUV) , xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.

LatourLaw P.A. – Văn phòng luật di trú tốt nhất năm 2024.

 

 

 

Tags:

Kết nối với chúng tôi:

Vì sao nên chọn LatourLaw P.A.?

Văn phòng luật LatourLaw có trụ sở tại Miami, Florida và hiện đã có văn phòng di trú tại Việt Nam nhằm hoàn thành sứ mệnh hiện thực hóa giấc mơ công dân toàn cầu cho các gia đình Việt Nam. Đến với LatourLaw, anh/chị sẽ được trực tiếp làm việc cùng đội ngũ luật sư, chuyên gia di trú nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, thành công đưa vô số gia đình Việt nhập cư thành công Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ.... với tỉ lệ chấp thuận hồ sơ tuyệt đối và phong thái làm việc tận tụy, chuyên nghiệp.

  • Luật sư trưởng José E. Latour là Cựu Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ do đích thân Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm
  • Đội ngũ luật sư và chuyên gia di trú hơn 33 năm kinh nghiệm trong ngành
  • Nhận danh hiệu “Best Law Firms” của U.S News & World Report trong nhiều năm liên tiếp
  • Tỉ lệ chấp thuận hồ sơ 100%

DỰ ÁN EB5 RIVER OAK - DỰ ÁN ĐẦU TƯ EB5 CHUẨN TEA

LatourLaw TIN MỚI

LIÊN HỆ

person
send
stay_current_portrait
help_outline

Văn Phòng Mỹ:

4500 Biscayne Boulevard, Suite 206,
Miami, Florida 33137

Hotline: (786) 866-9775
Fax: (305) 675-6195

Email: jlatour@latourlaw.com

Văn Phòng Việt Nam:

Friendship Tower, 31 Lê Duẩn,
P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Chi nhánh:

Tầng 28, Park 7, Vinhomes Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Kết nối với chúng tôi:


© 2024 LatourLaw. Tất Cả Các Quyền Được Bảo Hộ.

Các nguồn kênh tin được cung cấp miễn phí cho các cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi yêu cầu bạn cung cấp rõ các thông tin khi bạn sử dụng các nguồn kênh tin này từ LatourLaw.

LatourLaw có quyền yêu cầu bạn ngừng cung cấp và phân tán thông tin dưới dạng này ở bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ lý do nào.

DMCA.com Protection Status
keyboard_arrow_up
Định cư Canada diện Thị thực Khởi nghiệp Start-up Visa (SUV)Định cư Canada diện Thị thực Khởi nghiệp Start-up Visa (SUV)