Chương trình đầu tư nhập tịch (CBI) Moldova bắt đầu hiệu lực vào tháng 11/2018. Tuy nhiên đến tháng 7/2019, chính phủ Moldova bất ngờ công bố tạm dừng chương trình này với 1 số lý do chưa được nêu cụ thể.
Moldova là một nước nhỏ từng thuộc liên bang Xô-viết cũ, có vị trí địa lý nằm về phía đông của châu Âu. Người nộp đơn xin quốc tịch Moldova sẽ được sở hữu tấm hộ chiếu mạnh được miễn visa đến hơn 119 nước và vùng lãnh thổ. Hộ chiếu Moldova gần đây được quảng bá là tấm vé nhanh nhất để nhà đầu tư có thể đến châu Âu, sinh sống, học tập và làm việc. Năm 2018, chương trình này được phát triển và chào bán bởi một công ty luật di trú H. có văn phòng tại Việt Nam.
Ngày 18/7/2019, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo An Tối cao Moldova tại Chișinău, tổng thống Igor Dodon thông báo rằng chính phủ đã tạm ngừng chương trình đầu tư nhập tịch sau 8 tháng hoạt động. Một báo cáo trên Cotidianul cho biết, 34 đương đơn đã nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch thông qua hình thức đầu tư. Ủy ban nhập tịch đã quyết định không nhận thêm hồ sơ mới.
Tòa nhà chính phủ ở thủ đô Chișinău của Moldova
Trong một bài phát biếu, Tổng thống Dodon chỉ công bố việc tạm dừng chương trình CBI Moldova là do còn một số vấn đề liên quan đặt ra cho công ty luật H. (Theo: CorporateDispatch)
Thị trường đầu tư nhận quốc tịch thứ hai đã diễn ra khá sôi động trong vài năm gần đây. Người Việt Nam cũng dần quen thuộc đầu tư BĐS nhập tịch tại các nước châu Âu như Malta, Bồ Đào Nha, CH Síp,… hay một số nước vùng Caribe như St. Kitts and Nevis, Dominica, Antigua&Barbuda,... Để không bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn FDI, một số quốc gia nhỏ hơn ở châu Âu gần đây cũng ghi tên mình trên bản đồ CBI thế giới.
Trước đây, LatourLaw chưa từng giới thiệu bất kỳ chương trình CBI nào đến các nhà đầu tư quốc tế. Một phần vì nhận thấy đây chưa phải là chương trình đủ mạnh về tính pháp lý cũng như chưa thấy được sự phù hợp ứng với nhu cầu nhà đầu tư Việt Nam. Với kinh nghiệm gần 30 năm tư vấn đầu tư di trú, LatourLaw luôn có sự cẩn trọng trong tiếp cận và đánh giá tính ổn định pháp lý của một chương trình đầu tư định cư cụ thể. Vì vậy, chúng tôi biết rằng không phải chương trình CBI nào cũng là phương án tốt cho đầu tư.
Sau hơn một năm cẩn thận đánh giá các ưu điểm độc đáo của chương trình CBI Grenada, thông qua các cuộc thảo luận trực tiếp với đại diện chính phủ cũng như các chuyến khảo sát thực địa, LatourLaw đã xác định rằng nắm giữ hộ chiếu Grenada sẽ là bước đệm lý tưởng để người Việt Nam có thêm lựa chọn di dân đến Mỹ. Mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa đảo quốc này và Mỹ thông qua thị thực đầu tư E-2 sẽ là giải pháp phù hợp cho nhà đầu tư Việt Nam muốn bắt đầu sống và kinh doanh ở Mỹ trong vài tháng thay vì vài năm.
Sau ngày 21/11, chương trình đầu tư định cư Mỹ EB5 bắt đầu áp dụng mức đầu tư mới 900,000 USD (TEA) và 1,8 triệu USD (ngoài TEA), kèm thời gian tồn đọng hồ sơ từ 5 -7 năm đối với Việt Nam. Trong bối cảnh này, LatourLaw dự báo số lượng nhà đầu tư tiềm năng chuyển hướng sang thị thực E-2 sẽ tăng nhanh chóng. Quý nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ thông tin và sớm nắm bắt cơ hội định cư mới cho gia đình trước khi “giai đoạn vàng” của chương trình trôi qua.
Để được tư vấn đầy đủ gói pháp lý “Đầu tư nhập tịch Grenada và thành lập doanh nghiệp xin thị thực E-2 Mỹ”, Quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0938.61.30.62 hoặc vietnam@latourlaw.com.
LatouLaw P.A. - Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất 2020