Khi nhập cư đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư phải thay đổi môi trường kinh doanh, thế nên hãy tìm hiểu những loại hình kinh doanh tại Mỹ để dễ dàng xây dựng cuộc sống mới tại xứ cờ hoa.
Việc cơ bản nhất để có thể phát triển kinh doanh chính là tìm hiểu chi tiết loại hình kinh doanh phù hợp với bản thân trong môi trường mới. Là siêu cường quốc trên thế giới, nước Mỹ với nền kinh tế vượt trội là tham vọng của vô số doanh nhân. Chính vì thế, để có thể kinh doanh vững vàng ở quốc gia này, trước hết bạn phải tường tận ưu và nhược điểm của từng loại hình kinh doanh có sẵn.
Công ty tư nhân (Sole proprietorship)
Đây là loại hình kinh doanh đơn giản và cơ bản nhất tại Mỹ, phù hợp với bất kì ai bắt đầu kinh doanh tại Hoa Kỳ. Công ty tư nhân thuộc một chủ sở hữu và chủ sở hữu này điều hành toàn bộ doanh nghiệp của mình, khiến công ty sẽ phù hợp với rất nhiều loại mô hình kinh doanh.
Chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm
Với loại hình kinh doanh tư nhân này, quá trình kinh doanh của bạn sẽ có nhiều ưu điểm như dễ dàng thành lập, không yêu cầu một khoản vốn nhất định nào khi khởi nghiệp và trong trường hợp doanh nghiệp không may lâm vào tình trạng phá sản, bạn có thể khấu trừ vào mã số thuế cá nhân của mình.
Đương nhiên những công ty tư nhân cũng sẽ phải đối mặt với các trở ngại riêng. Đầu tiên, một công ty tư nhân sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, rất khó để vay vốn từ ngân hàng nếu muốn có khoản vay hỗ trợ quá trình kinh doanh. Ngoài ra, nếu kinh doanh xảy ra trục trặc, chủ sở hữu có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng toàn bộ tài sản cá nhân của bản thân.
Công ty cổ phần (Corporation)
Ở Mỹ, công ty cổ phần được chia thành hai nhóm, gọi là C-Corporation và S-Corporation.
- C-Corporation
Loại hình kinh doanh công ty cổ phần C-Corporation là một pháp nhân hoàn toàn riêng biệt, tách rời chủ sở hữu doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc những khoản lợi nhuận, thuế hay trách nhiệm pháp lý đều được tính riêng.
Ưu điểm của C-Corporation chính là bảo vệ chủ sở hữu khỏi những vấn đề pháp lý lên cá nhân, ngoài ra còn cho phép khả năng huy động vốn cao. Mặt khác, một công ty lựa chọn loại hình công ty cổ phần C-Corporation sẽ mất chi phí thành lập, vận hành cao cũng như khi thu được lợi nhuận sẽ bị đánh thuê tận hai lần bao gồm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của từng cổ đông.
- S-Corporation
Khi lựa chọn loại hình kinh doanh này, cổ đông sẽ bị ảnh hưởng toàn bộ nếu việc kinh doanh lỗ vốn hay thành công. Bất chấp những vấn đề như khoản lợi nhuận sẽ được xem như thu nhập cá nhân của chủ sở hữu hay chi phí thành lập cao, loại hình kinh doanh S-Corporation vẫn tồn tại nhiều mặt tích cực như không cần phải đóng thuế doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân hay các chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm ngắn hạn trong phạm vi vốn đã góp nếu xuất hiện khoản nợ nào.
Công ty hợp danh (Partnership)
Loại hình doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh là công ty có cấu trúc gồm hai hay một nhóm người muốn cùng hợp tác mở rộng kinh doanh. Họ sẽ cùng sở hữu chung một doanh nghiệp và điều hành nó. Công ty hợp danh được chia thành hai loại: hợp danh hữu hạn và hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
- Hợp danh hữu hạn (Limited Partnership – LP)
Với loại hình này, chỉ có duy nhất một thành viên chịu trách nhiệm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Còn những thành viên còn lại chỉ có vai trò góp vốn, không được can thiệp vào hoạt động hay có quyền tham gia vào vấn đề kinh doanh của công ty. Khi lựa chọn thành lập một công ty hợp danh hữu hạn, chính phủ Mỹ sẽ tạo điều kiện cho bạn dễ dàng thành lập doanh nghiệp của mình và được khấu trừ vào mã số thuế cá nhân nếu làm ăn có xảy ra thua lỗ tương tự như doanh nghiệp tư nhân, đổi lại, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty này.
Duy nhất một thành viên chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp
- Hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnership – LLP)
Ngược lại với hợp danh hữu hạn, hợp danh trách nhiệm hữu hạn cho phép mọi thành viên đều có quyền quyết định trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, trách nhiệm pháp lý cũng chỉ được giới hạn cho mỗi thành viên.
Mọi thành viên đều có quyền quyết định
Nếu lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động được vốn, các thành viên đều toàn quyền ngang nhau để cùng thúc đẩy kinh doanh, đồng thời nhận được một khoản tiền cần thiết để triển khai hoạt động cho doanh nghiệp hoặc có thể rút lại nguồn vốn đầu tư của mình bất kì lúc nào. Tuy nhiên, loại hình này cũng tồn tại nhiều thách thức riêng như chi phí thành lập tương đối cao và mọi thành viên đều phải chịu trách nhiệm khi có nợ hoặc liên quan đến pháp lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC)
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình kết hợp giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh. Tương tự như các loại hình khác, điểm yếu khi thành lập công ty này chính là phí thành lập cao hơn hẳn so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh. Nhưng bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn mang lại nhiều mặt tích cực như lời hay lỗ không phân bổ theo tỉ lệ vốn sở hữu, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp thuế theo công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là sự kết hợp giữa cổ phần và hợp danh
Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB-5 và dự án EB-5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.
LatourLaw P.A. – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2024.