Thị thực E2 ngày càng được nhiều người Việt Nam tin tưởng lựa chọn cho con đường định cư Mỹ của mình. Trong đó, phỏng vấn xin thị thực E2 là bước cuối cùng quyết định thành công của chương trình định cư Mỹ E2 mà nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị tốt nhất!
Nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn chương trình định cư Mỹ E2 vì hai lý do chính yếu: khoản đầu tư ở Mỹ thấp hơn nhiều so với mức 500,000 đô la của chương trình EB-5, và thời gian có được visa thuộc dạng nhanh nhất chỉ trong vòng 2 -3 tháng. Để xem xét lại điều kiện lấy visa, quý nhà đầu tư có thể tìm hiểu sâu hơn về chương trình định cư Mỹ E2 trong link này.
Phỏng vấn là bước cuối cùng để đến được Mỹ
Bài viết này là những lời khuyên và bí quyết dành riêng cho nhà đầu tư của LatourLaw để gia tăng cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn lãnh sự ngay lần đầu tiên! Và chúng tôi cần sự chuẩn bị từ phía nhà đầu tư, từ điền hồ sơ cho đến phỏng vấn thật kỹ lưỡng để không có bất kỳ một thiếu sót nào có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quý nhà đầu tư. Có hai trường hợp có thể xảy ra với nhà đầu tư khi điền và nộp đơn thị thực E2:
- Khi nhà đầu tư đang ở trong lãnh thổ Mỹ thì mẫu đơn nộp sẽ là đơn thay đổi tình trạng cư trú và đơn được nộp trực tiếp cho Sở Di trú Mỹ (USCIS). Nếu có bất kỳ câu hỏi nào từ Sở Di trú Mỹ đối với hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi một thư yêu cầu bổ sung hồ sơ (Request for evidence). Luật sư và đương đơn sẽ trả lời bằng văn bản và gửi lại cho Sở Di trú. Trường hợp này, đương đơn không cần phỏng vấn trực tiếp tại lãnh sự nên sẽ có nhiều thời gian và có được sự hỗ trợ từ người thân hay luật sư để hoàn thiện bổ sung hồ sơ nếu cần. Sở Di trú sẽ căn cứ trên hồ sơ và câu trả lời bổ sung để quyết định liệu hồ sơ E2 của bạn có được phê duyệt hay từ chối. Tình huống này thường xảy ra đối với các cá nhân gia hạn thị thực E2 sau 5 năm và các câu hỏi thường liên quan đến "tình trạng sức khỏe" của doanh nghiệp - yêu cầu tiên quyết để gia hạn thị thực kinh doanh E2 cho 5 năm tiếp theo. Nếu bạn là đương đơn xin thị thực E-2 lần đầu, trường hợp thứ 2 dưới đây sẽ phù hợp với bạn.
- Nếu bạn nộp hồ sơ xin thị thực E2 ngoài Mỹ là trường hợp đa số hơn. Trường hợp này bao gồm cả trường hợp trên khi bạn ra khỏi lãnh thổ Mỹ vào thời điểm thị thực E2 chuẩn bị hết hạn. Khi đó, hồ sơ xin thị thực E2 sẽ được nộp cho lãnh sự Mỹ tại nước bạn đang ở và thuận tiện để phỏng vấn sau đó. Lúc này, bạn cần làm ba việc: điền các thông tin online, gửi bộ hồ sơ cho lãnh sự Mỹ và cuối cùng là phỏng vấn lãnh sự. Theo kinh nghiệm chúng tôi thì mỗi bộ hồ sơ E2 sẽ được nhân viên lãnh sự xem xét trung bình khoảng 30 phút trừ những trường hợp có những điểm trong hồ sơ dễ gây ra sự thắc mắc cần làm rõ.
Dù bạn là người thuộc trường hợp nào đi nữa thì những bí quyết dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn khi đến lãnh sự Mỹ:
Nắm bắt thông tin doanh nghiệp vững vàng: Như chúng tôi đã nói, "sức khỏe" doanh nghiệp là "sức khỏe" của hồ sơ xin thị thực E2 của bạn cho dù bạn là người mới bắt đầu thành lập hay là doanh nghiệp bạn đã trải qua 5 năm trên đất Mỹ. Bạn không cần một kế hoạch kinh doanh ra doanh số ban đầu hay một doanh nghiệp có lợi nhuận khổng lồ sau 5 năm. Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, minh bạch, có tính khả thi là đủ dù bạn là ai. Và đóng vai trò là chủ doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ đến "chân tơ kẽ tóc" những điều đã mô tả trong hồ sơ. Nhân viên thụ lý hay người phỏng vấn có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến doanh nghiệp của bạn và cần bạn có được sự chuẩn bị để trả lời tốt nhất. Từ những con số nhỏ, hay đến những biểu đồ, hình ảnh bạn không nên bỏ qua. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm những thông tin về khả năng tiếp thị tiềm năng của doanh nghiệp để phát triển trong tương lai. Đó sẽ là những điểm cộng quý giá cho khả năng được phê duyệt hồ sơ của bạn. Nếu vẫn còn loay hoay trong việc lựa chọn doanh nghiệp cho hồ sơ xin thị thực E2, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết về bí quyết lựa chọn mô hình kinh doanh E2 tối ưu.
Chuẩn bị tinh thần để thuyết trình: trong một số trường hợp, hoặc với một số lãnh sự quán của Mỹ ở một số quốc gia mà bạn nộp hồ sơ, họ sẽ không xem hồ sơ của bạn trước khi phỏng vấn diễn ra. Điều này đặt bạn vào một tình huống khó nhằn hơn là trả lời các câu hỏi. Bạn cần là nhân vật chính trong buổi phỏng vấn với vai trò là người thuyết trình. Hãy chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn từ 10 đến 15 phút nói về doanh nghiệp của bạn và cách để làm nó thành công trên đất Mỹ. Tập trung vào 3 vấn đề: cách tiếp thị có khách hàng, tạo ra việc làm (khuyến khích trên 3 lao động) và bạn đã đáp ứng đủ các tiêu chí đối với thị thực E2 như thế nào. Khi nói, bạn nên chọn các câu đơn để vấn đề bạn nói trở nên đơn giản dễ hiểu nhất. Và truyền tải nội dung xúc tích nhất nhưng đầy đủ đến với người thụ lý hồ sơ cho bạn.
Xem lại ít nhất một lần đơn DS-160 của bạn: trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư thường rất ít khi xem lại các mẫu đơn đã điền trước khi phỏng vấn. Tuy nhiên đối với đơn DS-160 bạn cần ít nhất một lần xem lại. Những người thụ lý hồ sơ có xu hướng hỏi các câu hỏi trong mẫu đơn này. Lãnh sự cần kiểm tra rằng bạn không có ý định ở lại cư trú bất hợp pháp khi mỗi lần thị thực E2 hết hạn sau 5 năm. Nếu không đảm bảo tính nhất quán khi bạn đến Mỹ trước đây và khi xin thị thực kinh doanh E2 sẽ không còn.
Chuẩn bị một bộ hồ sơ thông tin chuẩn: một bộ hồ sơ thông tin nên là bộ hồ sơ bạn đã gửi cho lãnh sự Mỹ nhưng bao gồm một phụ lục trang. Điều này sẽ rất hữu ích và tiết kiệm thời gian cho bạn. Nếu lãnh sự hỏi về thuê nhân viên thì bạn có thể dùng phụ lục trang để mở ra đúng phần tuyển dụng nhân sự trong bộ hồ sơ của mình. Hoặc một câu hỏi về phần trăm tỷ lệ sở hữu thì bạn có thể nhanh chóng cho người thụ lý hồ sơ thấy được tỷ lệ phần trăm trong mục cổ phần. Bạn trở nên chủ động, chuyên nghiệp và đầy hiểu biết về kế hoạch của mình. Đó còn tạo nên sự tự tin cho bạn hơn là trường hợp bạn chỉ cầm giấy tờ tùy thân vào phỏng vấn. Ngoài ra bạn có thể mang theo những tài liệu mà bạn dự trù có thể hỗ trợ phần trả lời của mình. Bạn sẽ thêm mười phần thuyết phục nếu bạn có những bằng chứng và những con số.
Trả lời câu hỏi ngắn gọn và xúc tích: Có rất nhiều ứng viên đi phỏng vấn và mắc phải sai lầm về đặt câu. Họ trả lời một câu hỏi ngắn gọn bằng một câu dài dòng với nhiều giải thích và ý diễn đạt thêm vào. Đó là điều bạn cần tránh. Bạn hãy cố gắng đơn giản nhất có thể. Nếu là câu hỏi "Yes/No", hãy chỉ trả lời 1 trong 2 mà không cần giải thích thêm. Nếu người phỏng vấn cần giải thích, họ sẽ hỏi bạn. Đôi lúc, giải thích quá nhiều sẽ dẫn đến kết quả hồ sơ bị từ chối rất cao.
Thành thật với mọi câu hỏi: sẽ là bắt buộc đối với người phỏng vấn cần trung thực trong mọi câu trả lời. Nếu bạn không chắc hoặc không nhớ rõ thì hãy trả lời rằng bạn không nhớ rõ. Hồ sơ của bạn có thể bị tử chối vì thiếu giấy tờ và bạn có thể bổ sung nộp lại. Còn nếu bạn không thành thật và để người phỏng vấn thấy điều đó, sẽ rất khó cho bạn khi bạn đi xin visa đi Mỹ trong tương lai. Đó là thực tế!
Hãy lắng nghe cẩn thận câu hỏi: dù rằng bạn có thể hồi hộp, nhưng ưu tiên số 1 vẫn là lắng nghe câu hỏi. Nếu không nghe rõ hoặc chưa hiểu bạn có thể hỏi lại lần nữa. Và trả lời thành thật. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào của người phỏng vấn và nghĩ nó không quan trọng. Vì người phỏng vấn có thể nghĩ rằng bạn đang cố tính né tránh câu hỏi của họ.
Mang theo những giấy tờ bạn cảm thấy cần thiết: nếu không có đủ thời gian nhờ luật sư tư vấn, bạn hãy tự mình mang theo những giấy tờ mà bạn nghĩ là cần. Như các giấy tờ cập nhật hồ sơ của bạn, thông báo ngân hàng, hợp đồng gia hạn hay bất cứ hợp đồng mới nào bạn có. Bạn sẽ muôn phần thuyết phục được người phỏng vấn với những giấy tờ kiểu như vậy.
Mang những giấy tờ chứng minh bạn có nhiều lý do ở Việt Nam: để chứng minh bạn sẽ không cư trú bất hợp pháp khi thời hạn visa E2 năm năm kết thúc, và trước khi được gia hạn lần tiếp theo, bạn cần mang giấy tờ hoặc bản sao y công chứng các giấy tờ mang yếu tố ràng buộc quay về Việt Nam.
Ăn mặc chỉnh tề và lịch sự trong cư xử: một bộ vest sẽ giúp bạn trông giống nhà kinh doanh chuyên nghiệp và sẽ tạo được ấn tượng ban đầu rất tốt với người phỏng vấn. Khi đó bạn sẽ dễ dàng và tự tin hơn trong việc trình bày và trả lời câu hỏi. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn hãy cố gắng lịch sự trong mọi câu trả lời. Người phỏng vấn đó cũng là người quyết định hồ sơ của bạn và kết quả một khi đã quyết định sẽ không thay đổi được. Nên bạn cần cho thấy được bản lĩnh của mình dù bất cứ tình huống nào xảy ra.
Việc chờ làm thủ tục sẽ làm bạn mệt mỏi. Nên hãy ngủ đủ giấc đêm trước đó!
Hãy thư giãn và thoải mái: nếu bạn đã lựa chọn một văn phòng luật sư uy tín phía sau giúp bạn chuẩn bị hồ sơ thì bạn không còn gì phải lo lắng. Bạn chỉ cần làm tốt nhất trong một thời gian rất ngắn. Trung bình lãnh sự sẽ phỏng vấn tầm 5 phút với chỉ vẻn vẹn từ 3 đến 4 câu hỏi ngắn. Sẽ không có bất cứ vấn đề nào nếu bạn thực sự chuẩn bị chu đáo vẹn toàn từ đầu tới cuối. Tuy nhiên, lãnh sự cũng có thể hỏi sâu và lâu hơn về những vẫn đề mà họ còn chưa rõ hoặc thắc mắc. Nhưng trường hợp này cũng rất hiếm xảy ra nếu luật sư đã xem xét kỹ hồ sơ của bạn. Vậy nên, hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác phỏng vấn của mình. Không có nhiều lần trong đời bạn được đi phỏng vấn lãnh sự đâu!
LatourLaw là hãng luật Mỹ duy nhất được xếp hạng A/V cung cấp các giải pháp di trú toàn diện và hỗ trợ bởi văn phòng tại Việt Nam. Chuyên gia Mỹ, làm việc trực tiếp với bạn bằng tiếng Việt! Đó là tương lai của gia đình bạn. Cần đặt niềm tin đúng chỗ!
LatouLaw P.A. - Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất 2020