Trang chủ BẢO LÃNH CON RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG SANG MỸ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

BẢO LÃNH CON RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG SANG MỸ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

MONICA N. PHẠM -   

Việc bảo lãnh con riêng của vợ hoặc chồng sang Mỹ không quá phức tạp, nhưng cần hiểu rõ điều kiện, quy trình và các yếu tố pháp lý ảnh hưởng đến hồ sơ.

Hiểu đúng về bảo lãnh con riêng sang Mỹ

Trong hệ thống di trú Mỹ, con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ có thể được bảo lãnh sang định cư cùng cha mẹ thông qua diện đoàn tụ gia đình (family-based immigration visa). Tuy nhiên, việc bảo lãnh này chỉ được phép thực hiện nếu hôn nhân giữa người bảo lãnh và cha mẹ ruột của đứa trẻ diễn ra trước khi đứa trẻ được 18 tuổi. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.

Ví dụ: Một công dân Mỹ kết hôn với người vợ có con riêng năm nay 16 tuổi. Nếu tiến hành kết hôn hợp pháp trước khi con đủ 18 tuổi, công dân Mỹ này có thể bảo lãnh con riêng của vợ như con ruột theo diện IR-2 (nếu dưới 21 tuổi và độc thân).

Điều kiện bảo lãnh con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ

Nếu người bảo lãnh là công dân Mỹ, con riêng dưới 21 tuổi và chưa kết hôn có thể được xét cấp visa diện IR-2 (Immediate Relative). Diện này không có giới hạn số lượng visa hàng năm, giúp hồ sơ được xét duyệt nhanh hơn so với các diện khác.

Tuy nhiên, nếu con riêng đã qua tuổi 21 hoặc đã kết hôn, họ sẽ không còn đủ điều kiện để bảo lãnh theo diện này. Khi đó, cần xem xét chuyển sang diện khác như F3 (con đã kết hôn của công dân Mỹ), và thời gian chờ có thể kéo dài nhiều năm. Ngoài độ tuổi và tình trạng hôn nhân, người bảo lãnh cần chứng minh thu nhập đủ để bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh thông qua mẫu I-864 (Affidavit of Support).

Điều kiện bảo lãnh của con riêng vợ/chồng thường trú nhân Mỹ

Nếu người bảo lãnh là thường trú nhân (green card holder), họ vẫn có thể bảo lãnh con riêng, nhưng cần lưu ý các điều kiện chặt chẽ hơn:

  • Con riêng còn phải độc thân
  • Nếu dưới 21 tuổi, con riêng được bảo lãnh sẽ xét theo diện F2A
  • Nếu trên 21 tuổi, con riêng được bảo lãnh sẽ xét theo diện F2B

Đối với diện F2A, thời gian chờ thường ngắn hơn, nhưng không thể nhanh như IR-2 của công dân Mỹ. Mỗi năm chỉ có một lượng visa giới hạn cho nhóm diện này, nên người nộp hồ sơ cần kiên nhẫn chờ đợi.

Thủ tục cần thiết khi bảo lãnh con riêng định cư Mỹ

Hồ sơ bảo lãnh gồm các bước cơ bản sau:

  • Người bảo lãnh nộp mẫu I-130 (Petition for Alien Relative) cho Sở Di trú Mỹ (USCIS).
  • Sau khi I-130 được chấp thuận, hồ sơ được chuyển sang Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC).
  • NVC sẽ hướng dẫn người bảo lãnh đóng phí, nộp hồ sơ bảo trợ tài chính và giấy tờ của người được bảo lãnh.
  • Phỏng vấn tại Lãnh sự Mỹ

Một số lưu ý khi bảo lãnh con riêng định cư Mỹ

Người bảo lãnh và cha mẹ của đứa trẻ nên đăng ký kết hôn trước khi con riêng đủ 18 tuổi nếu có kế hoạch bảo lãnh. Đồng thời, hãy giữ gìn đầy đủ hồ sơ, hình ảnh, giấy tờ chứng minh mối quan hệ trong suốt quá trình chung sống. Bên cạnh đó, hãy trung thực trong mọi lời khai, tránh cung cấp các thông tin sai lệch.

Có nên nhờ luật sư di trú khi bảo lãnh con riêng?

Dù hồ sơ bảo lãnh con riêng không phải diện quá phức tạp, nhưng nếu bạn cảm thấy không tự tin trong quá trình chuẩn bị, hoặc hồ sơ có yếu tố đặc biệt như con riêng sinh ngoài hôn nhân, từng bị từ chối visa, hoặc mối quan hệ phức tạp, việc thuê một luật sư di trú có kinh nghiệm sẽ là lựa chọn thông minh.

Một luật sư chuyên nghiệp có thể giúp bạn:

  • Xác định diện bảo lãnh phù hợp
  • Soạn thảo hồ sơ đúng và đủ
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và các yêu cầu từ phía Lãnh sự
  • Luyện phỏng vấn

Kết luận

Việc bảo lãnh con riêng của vợ hoặc chồng sang Mỹ hoàn toàn khả thi nếu thỏa các điều kiện về độ tuổi, tình trạng hôn nhân và chứng minh mối quan hệ hợp pháp. Đây là một trong những hình thức đoàn tụ gia đình phổ biến nhất hiện nay. Tuy không quá khó, nhưng nếu không nắm rõ luật di trú hoặc thiếu kinh nghiệm làm hồ sơ, bạn vẫn có thể gặp khó khăn. Hãy tìm hiểu kỹ và chuẩn bị cẩn thận để hành trình đoàn tụ được suôn sẻ hơn.

Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB-5 và dự án EB-5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.

LatourLaw P.A – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2025

 

Kết nối với chúng tôi:

Vì sao nên chọn LatourLaw P.A.?

Văn phòng luật LatourLaw có trụ sở tại Miami, Florida và hiện đã có văn phòng di trú tại Việt Nam nhằm hoàn thành sứ mệnh hiện thực hóa giấc mơ công dân toàn cầu cho các gia đình Việt Nam. Đến với LatourLaw, anh/chị sẽ được trực tiếp làm việc cùng đội ngũ luật sư, chuyên gia di trú nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, thành công đưa vô số gia đình Việt nhập cư thành công Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ.... với tỉ lệ chấp thuận hồ sơ tuyệt đối và phong thái làm việc tận tụy, chuyên nghiệp.

  • Luật sư trưởng José E. Latour là Cựu Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ do đích thân Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm
  • Đội ngũ luật sư và chuyên gia di trú hơn 33 năm kinh nghiệm trong ngành
  • Nhận danh hiệu “Best Law Firms” của U.S News & World Report trong nhiều năm liên tiếp
  • Tỉ lệ chấp thuận hồ sơ 100%

DỰ ÁN EB5 RIVER OAK - DỰ ÁN ĐẦU TƯ EB5 CHUẨN TEA

LatourLaw TIN MỚI

LIÊN HỆ

person
send
stay_current_portrait
help_outline

Văn Phòng Mỹ:

4500 Biscayne Boulevard, Suite 206,
Miami, Florida 33137

Hotline: (786) 866-9775
Fax: (305) 675-6195

Email: jlatour@latourlaw.com

Văn Phòng Việt Nam:

Friendship Tower, 31 Lê Duẩn,
P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Chi nhánh:

Tầng 28, Park 7, Vinhomes Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0938.61.30.62
Điện Thoại: +84 28 7303 2168

Email: vietnam@latourlaw.com

Kết nối với chúng tôi:


© 2025 LatourLaw. Tất Cả Các Quyền Được Bảo Hộ.

Các nguồn kênh tin được cung cấp miễn phí cho các cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi yêu cầu bạn cung cấp rõ các thông tin khi bạn sử dụng các nguồn kênh tin này từ LatourLaw.

LatourLaw có quyền yêu cầu bạn ngừng cung cấp và phân tán thông tin dưới dạng này ở bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ lý do nào.

DMCA.com Protection Status
keyboard_arrow_up